Ngưng sử dụng Facebook để trở lại con người bình thường

Không thể phủ nhận được vai trò của Facebook cũng như tầm ảnh hưởng của nó, có thể xấu, có thể tốt với mỗi người dùng khác nhau. Bài viết sau đây là chia sẻ của bác sĩ Chandra., là một nhà tâm thần học và là nhà văn ở San Francisco, Mỹ. Ông viết về hành trình đi tìm lại bản ngã con người của mình sau khi rời xa mạng xã hội, rời xa Facebook và những người bạn ảo để đi tìm mới quan hệ thật sự.





Hai tháng sau khi ngưng hoạt động tài khoản Facebook của mình, tôi cảm thấy mình trở lại là con người. Tâm trí của tôi không còn xoay quanh những chia sẻ, quan điểm, đám đông thiêu thân hay những xao nhãng không cần thiết bởi dòng tin tức cập nhật không ngừng.

Thay vì kiểm tra điện thoại của tôi để xem các thông báo, tôi chú ý hơn tới thế giới xung quanh. Thay vì cố gắng tạo ra một bản danh sách họ hàng trực tuyến, tôi chủ động xây dựng các mối quan hệ thực sự thông qua các cuộc hội thoại. Tôi cảm thấy dễ dàng và thanh thản hơn lúc này, coi trọng hơn cuộc sống hàng ngày và như tôi nói, nhiều nhân tính hơn trong sự im lặng và trong không gian đã quay trở lại để lấp đầy khoảng trống nơi mà các ứng dụng mạng xã hội đã từng thống trị.

Cá tính đòi hỏi một giới hạn, linh hoạt nhưng có thể kiếm soát, và một “khoảng không của riêng mình” về thể chất và tinh thần. Mạng xã hội, bằng việc lái những suy nghĩ và tính cách của người khác trực tiếp lên tâm trí chúng ta, không tạo cho chúng ta những khoảng trống này.

Trong khi nó có vẻ như đem những người ở xa lại với nhau, dựa dẫm quá nhiều vào nó sẽ làm xa cách thể chất của ta và những quan hệ mặt đối mặt thật sự. Đồng thời, ngay cả khi ta có liên lạc với người khác, mạng xã hội làm mất đi khả năng hiện diện thật sự của ta.

Qua nhiều năm, tôi đã thích thú với khả năng có thể giao tiếp với những người bạn trên toàn thế giới, tận hưởng những sự kiện vui vẻ, và đã từng hy vọng việc sức mạnh của mạng xã hội có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội. Các cuộc hẹn được #hashtag và các bài đăng Facebook có vẻ như là những cách hiệu quả dành cho cộng đồng có thể tụ tập lực lượng và lan truyền ý tưởng.

Lý tưởng đó trở nên thất bại khi tôi tìm thấy chính mình bất đồng với những người bạn trực tuyến của mình. Những sự gắn kết lệch lạc mà Facebook dành cho tôi đã biến mất, và tôi cảm thấy rằng trong thế giới ảo, con người thường “đúng” hơn là có mối liên hệ với nhau.

Về cá nhân, chúng ta có thể chia sẻ ý kiến và rời xa ảnh hưởng bởi những người khác. Trực tuyến, chúng ta trở nên bảo thủ những quan điểm của chính mình. Mặt đối mặt, chúng ta tự động thừa nhận và công nhận giá trị của người khác, đây là một kĩ năng chúng ta phát triển khi trưởng thành. Trực tuyến, không có cách nào chúng ta có thể phát triển khả năng này.

Không ai “thích” một phát biểu mà họ không đồng tình trên Facebook, tuy nhiên về cá nhân chúng ta sẽ thường ít nhất tìm cách để chấp nhận người đưa ra phát biểu đó. Họ có điểm nhấn; họ có quan điểm; họ là một con người.

Trực tuyến, chúng ta loại trừ những câu nói mà ta không thích. Và do đó, chúng ta loại ra người đó. Chúng ta từ chối tính người của họ. Đây là một lỗi sai lạc trong chính phương tiện giao tiếp trên. Mạng xã hội trở thành một sự chia rẽ giữa chúng ta, và là một thế lực làm giảm đi nhân cách tốt hơn của chúng ta.

Sự ẩn danh khiến tình hình còn tệ hơn. Các ứng dụng như Yik Yak và ngay cả Twitterm và khu bình luận ẩn danh của nhiều nhà xuất bản trực tuyến khuyến khích những lời nói giễu cợt, bắt nạt và bẽ mặt làm giảm nhân cách những nạn nhân và cả những người bình luận.

Không có sự hiện diện trực tiếp, hệ thần kinh của chúng ta dành cho sự tử tế và thông cảm không được hoạt động hoàn toàn, và những cái bóng tàn bạo của chúng ta có thể trỗi dậy, tạo ra những việc làm gây hại. Ngay cả việc đơn giản như phớt lờ ai đó và quan điểm của họ giống như việc xa lánh họ. Hành động “không thích” một bài cập nhật hay một ý kiến giống như việc bạn quay lưng lại với người đó – và dĩ nhiên mạng xã hội khiến chúng ta làm vậy hầu hết thời gian.

Mạng xã hội đã trở nên rộng khắp bởi vì chúng ta là những con vật của xã hội. Chúng ta tận hưởng những việc làm của mỗi người khác, và chúng ta còn tuyệt vọng vì điều đó. Nhưng tôi được nhắc tới một câu tục ngữ Ubuntu: “con người trở thành người thông qua những người khác”. Bằng việc làm hẹp đi trải nghiệm của con người thông qua những dòng chữ và hình ảnh, ý kiến và “những cái thích”, chúng ta đe dọa khả năng của chính mình để trở thành một con người hoàn chỉnh.

Trong khi vẫn có những ngoại lệ, và có những câu chuyện về những mối liên kết trực tuyến tạo ra những thay đổi tích cực, trải nghiệm mạng xã hội cho thấy một nhận thức sai về các mối quan hệ. Nó khiến chúng ta xa rời khỏi thế giới, khỏi những cuộc gặp mặt, cách duy nhất để phát triển lòng trắc ẩn và sự cảm kích với người khác như một con người hoàn chỉnh. Dĩ nhiên, thời gian trên Facebook có thể khiến chúng ta xa rời nhân tính của mình.

Từ lâu, các bộ phim khoa học giả tưởng luôn chống lại máy móc. Trong loạt phim “Kẻ húy diệt” và “Ma trận” và những cuộc tấn công của Borg trong “Star Trek”, chúng ta thấy kẻ thù của mình trong những lớp kim loại lạnh giá. Nhưng cuộc chiến thật sự có thể nhạy cảm hơn các bộ phim. Cuộc đấu tranh cho nhân tính có thể nằm trong việc bạn tắt các ứng dụng của mình, nhập tâm vào suy nghĩ của chính mình, và giao tiếp với những người khác.

Pig Ella / Theo Ictnews

Từ khóa tìm kiếm
  • Ngưng sử dụng Facebook
  • làm sao để khóa tài khoản facebook tạm thời
  • làm sao để hủy nick facebook
  • cuộc sống không facebook
  • dừng sử dụng facebook
  • nói không với facebook
LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét